Ông Trump cảnh báo áp thuế quan Trung Quốc từ tháng 2
Cập Nhật:2025-01-22 15:14 Lượt Xem:93Tổng thống Mỹ Donald Trump trong phòng Bầu dục của Nhà Trắng hôm 20/1. Ảnh: Reuters.
Trong cuộc họp báo tại Phòng Bầu dục hôm 21/1 với những phát biểu ngẫu hứng tương tự một ngày trước đó, Tổng thống Trump cho biết ông đang cân nhắc áp thuế 10% đối với tất cả hàng hóa của Trung Quốc bắt đầu từ ngày 1/2. Hôm 20/1, ông Trump đã đe dọa áp thuế 25% đối với Mexico và Canada nhưng lại chuyển hướng quan tâm khỏi Trung Quốc, lưu ý rằng cựu Tổng thống Joe Biden vẫn giữ nguyên mức thuế quan cao mà ông đã thực hiện trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình.
Không rõ điều gì đã thúc đẩy sự thay đổi nhanh chóng như vậy trong chính sách thuế quan của tổng thống Mỹ thứ 47, mặc dù trong chiến dịch tranh cử của mình, ông từng tuyên bố sẽ áp thuế tới 60% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Ông Trump cho biết hôm 21/1 rằng lượng fentanyl quá lớn đang đổ vào Mỹ từ Trung Quốc qua Mexico và Canada, và mối đe dọa về thuế quan có thể khiến Trung Quốc có biện pháp ngăn chặn loại thuốc chết người này.
"Tôi cũng đã nói về vấn đề này với Chủ tịch Tập của Trung Quốc vào hôm trước. Tôi đã nói chúng ta không muốn thứ rác rưởi đó ở đất nước chúng ta. Chúng ta phải ngăn chặn nó”, ông Trump cho hay.
“Chúng ta đang nói về mức thuế quan 10% đối với Trung Quốc dựa trên thực tế là họ đang vận chuyển fentanyl đến Mexico và Canada", ông nói thêm.
Tân tổng thống Mỹ nhiều lần nhắc lại hôm 21/1 rằng trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông đã có một thỏa thuận với ông Tập, trong đó Trung Quốc đồng ý áp dụng án tử hình đối với những tội phạm buôn ma túy vận chuyển ma túy vào Mỹ. Tuy nhiên, ông Trump nói rằng cựu Tổng thống Joe Biden đã không thực hiện theo đề xuất này.
Ông Trump không xem yêu cầu Trung Quốc xử tử những tội phạm buôn ma túy bị kết án làm điều kiện để tránh thuế quan.
Vào ngày 20/1, Tổng thống Trump đã ban hành một hành sắc lệnh hành pháp chỉ đạo các bộ trưởng Thương mại, Bộ Tài chính và đại diện thương mại Mỹ điều tra nguyên nhân gây ra thâm hụt thương mại của nước này với các quốc gia nước ngoài, xác định cách xây dựng "Cơ quan thuế vụ" để thu thuế, xác định các hoạt động thương mại không công bằng và xem xét các thỏa thuận thương mại hiện có để có thể cải thiện.
Sắc lệnh cũng kêu gọi xem xét lại Hiệp định thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) mà ông Trump đã ký trong nhiệm kỳ đầu tiên và yêu cầu các cơ quan đánh giá liệu chính sách thương mại chặt chẽ hơn của Mỹ có thể hạn chế thành công dòng chảy của fentanyl và dòng người di cư không có giấy tờ vào Mỹ hay không.
Tuy nhiên, sắc lệnh này không nêu cụ thể về tăng thuế quan. Khi còn là ứng cử viên tranh cử tổng thống Mỹ, ông Trump đã đề xuất mức thuế quan toàn diện và trên diện rộng: lên đến 20% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia, với mức thuế 25% đối với hàng hóa từ Mexico và Canada, cộng với mức thuế 60% đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Ông cũng cam kết sử dụng thuế quan như một công cụ đàm phán đối với các quốc gia khác, chẳng hạn với Đan Mạch - gây áp lực buộc quốc gia châu Âu này phải trao quyền kiểm soát Greenland cho Mỹ. (Ông cũng không loại trừ khả năng sử dụng quân đội để giành lất Greenland).
Việc đòn thuế quan dường như đang được giãn ra khiến giới đầu tư vui mừng hôm 21/1, thể hiện ở chỉ số Dow tăng hơn 500 điểm. Phố Wall nhìn chung phản đối thuế quan, vì các nhà nhập khẩu Mỹ trả thuế tại các cảng, và những chi phí đó sẽ được chuyển sang các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Điều đó có thể gây lạm phát - một vấn đề đặc biệt đáng lo ngại khi nền kinh tế số một thế giới vẫn đang cảm nhận rõ tác động của cuộc khủng hoảng lạm phát trong vài năm qua.
Nhiều phe phái trong đội ngũ kinh tế của Trump đã làm việc nhằm quyết định cách tốt nhất để áp dụng thuế quan. Các quan chức có tư duy thị trường như Scott Bessent, người được ông Trump chọn làm Bộ trưởng Tài chính, và Kevin Hassett, người được ông chọn đứng đầu Hội đồng Kinh tế Quốc gia, đã ủng hộ một cách tiếp cận mềm mỏng hơn.
Những người ủng hộ thuế quan như Peter Navarro, cố vấn thương mại của Nhà Trắng, và Howard Lutnick, người được ông Trump chọn đứng đầu Bộ Thương mại, lập luận rằng cần phải có hành động toàn diện để truyền tải thông điệp mà tổng thống mong muốn.
Tân tổng thống kêu gọi các đồng minh trên Đồi Capitol ủng hộ việc áp dụng thuế quan. Mặc dù chính sách cụ thể vẫn chưa được quyết định nhưng ông Trump có thể đang mở màn với những thông báo ngẫu hứng.
Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế
Mục Thế giới giới thiệu cuốn “Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Tác phẩm làm rõ sự phát triển và đi xuống của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.
> Độc giả có thể xem thêm tại đây.
Ông Trump đã nói gì với Thủ tướng Trudeau trong bữa tối tại nhà riêng?
0
Sau một loạt tuyên bố áp thuế quan cao ngất ngưởng nhắm vào các nước láng giềng của ông Donald Trump, Thủ tướng Canada Justin Trudeau bất ngờ đến ăn tối tại tư gia Mar-a-Lago.
Ông Trump cảnh báo EU
0
Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 20/12 cảnh báo các thành viên EU hoặc cam kết mua một lượng lớn dầu khí từ Mỹ, hoặc phải chịu thuế quan.
Diễn biến bất ngờ ở Canada sau đe dọa tăng thuế của ông Trump
0
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Canada Chrystia Freeland từ chức hôm 16/12 (giờ địa phương) do căng thẳng với ông Justin Trudeau xoay quanh vấn đề thuế quan với Mỹ.
789club tài xỉu Bạn có thể quan tâm XEM NHIỀUXem thêm
Nổi bật 48 giờTạp chí điện tử Tri thức Cơ quan chủ quản: Hội Xuất bản Việt Nam Giấy phép báo chí: số 75/GP-BTTTT và số 442/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 26/02/2020 và ngày 29/11/2023 Phó tổng biên tập phụ trách: Lâm Quang Hiếu © Toàn bộ bản quyền thuộc Tri thức
Tòa soạn: Tầng 10, D29 Phạm Văn Bạch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 0931.222.666
Giới thiệuLiên hệ: [email protected]
Chúng tôi sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Tìm hiểu về Chính sách Cookie tại đây
Từ chối Đồng ý