789club tài xỉu
202501-22

Du lịch cộng đồng góp phần giảm nghèo bền vững

Cập Nhật:2025-01-22 16:37    Lượt Xem:86

Đổi thay từ du lịch cộng đồng Pù Luông

Trước đây, nghề dệt thổ cẩm ở thôn Lặn Ngoài (huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa), gần như bị lãng quên khi người dân hoàn toàn dựa vào nông nghiệp để mưu sinh. Tuy nhiên, từ khi khu sinh thái Pù Luông trở thành điểm đến hấp dẫn, người dân đã nhận ra giá trị và khôi phục nghề truyền thống. Những chiếc khăn, áo, chăn thổ cẩm không chỉ là sản phẩm may mặc mà còn là biểu tượng văn hóa đặc sắc của người Thái.

Chị Hà Thị Tinh, người dân thôn Lặn Ngoài, chia sẻ: "Trước kia, hộ nghèo trong thôn nhiều, từ khi phát triển du lịch, cuộc sống ngày càng cải thiện. Khách du lịch đến ngày càng đông đã mang lại thu nhập ổn định cho nhiều gia đình. Các hộ dân không chỉ sống bằng nghề nông, mà còn đầu tư vào dệt thổ cẩm, cải thiện cảnh quan và tham gia dịch vụ du lịch cộng đồng".

Chú thích ảnh

Khách du lịch tham quan bản làng dân tộc tại Pù Luông, Bá Thước, Thanh Hoá.

Ông Lục Văn Cường, chủ homestay Mạnh Cường cho biết: "Trước đây, gia đình chỉ làm nông nghiệp, thu nhập đủ ăn. Từ khi chuyển sang làm du lịch, thu nhập tăng lên đáng kể. Hiện chúng tôi có 5 phòng khép kín và một phòng cộng đồng để đón khách. Cơ sở của tôi hiện chủ yếu đón khách nội địa vào dịp cuối tuần và cơ bản kín lịch, nhất là dịp Tết này".

Ngoài việc tăng thu nhập, du lịch cũng giúp người dân học hỏi thêm nhiều kỹ năng như giao tiếp ngoại ngữ và cách phục vụ chuyên nghiệp. Các gia đình tại Pù Luông đang tận dụng cảnh quan thiên nhiên, văn hóa độc đáo để tổ chức các chương trình trải nghiệm như tham quan ruộng bậc thang, khám phá thác nước và tham gia các hoạt động văn hóa cộng đồng.

Bên cạnh mô hình du lịch cộng đồng, các khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Pù Luông đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương. Những công việc như phục vụ, lễ tân, làm vườn hay chăm sóc khuôn viên không chỉ giúp người dân có thu nhập ổn định mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chú thích ảnh

Một cửa hàng bán hàng lưu niệm mang đặc trưng văn hoá truyền thống người dân địa phương.

Ông Đỗ Đức Mạnh, Giám đốc khu nghỉ dưỡng Pù Luông Eco Garden cho biết: "Chúng tôi ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương, hiện tại hơn 90% nhân sự là người bản địa. Họ được cử đi học hỏi mô hình du lịch ở Sa Pa, Mai Châu và quay về làm việc tại quê nhà".

Điển hình là chị Trần Vân, người dân huyện Bá Thước, làm việc tại khu nghỉ dưỡng ngay sau khi tốt nghiệp cấp 3. Chị chia sẻ: "Môi trường làm việc thân thiện giúp tôi học hỏi nhiều kỹ năng mới, từ giao tiếp ngoại ngữ đến nghiệp vụ du lịch, và có thu nhập ổn định để phụ giúp gia đình".

Clip bà Lương Thị Dự, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Thành Sơn chia sẻ về phát triển du lịch tại địa phương:

Bà Lương Thị Dự,789 club Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa bày tỏ: "Du lịch cộng đồng giúp người dân tăng thu nhập. Bên cạnh giải quyết việc làm tại các khu nghỉ dưỡng, du lịch còn giúp người dân phục hồi nghề truyền thống, khôi phục các tổ nhóm văn nghệ giữ gìn bản sắc văn hoá địa phương".

Tạo sự phát triển bền vững

Từ năm 2016, huyện Bá Thước (Thanh Hoá) bắt đầu triển khai phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái tại Pù Luông. Từ chỗ chỉ có 2-3 hộ tham gia làm du lịch, đến nay, toàn huyện đã có 110 cơ sở du lịch hoạt động, trong đó nhiều cơ sở đạt tiêu chuẩn 3-4 sao. Năm 2024, huyện Bá Thước đón 250.000 lượt khách với tổng doanh thu 250 tỷ đồng.

Ông Lò Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bá Thước chia sẻ về phát triển du lịch trên địa bàn:

Ông Lò Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bá Thước cho hay: "Các xã thuộc khu vực Pù Luông từng thuộc diện khó khăn nhất của huyện. Hiện nay, trong 6 xã, đã có 5 xã thoát khỏi diện khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 50% vào năm 2010, nay xuống còn 10-15%".

Du lịch cộng đồng không chỉ giúp bảo tồn văn hóa dân tộc mà còn tạo ra nguồn thu nhập ổn định, góp phần quan trọng trong việc giảm nghèo bền vững. Do đó, để thu hút khách đến khu du lịch Pù Luông nói riêng và Thanh Hoá nói chung

Từ góc nhìn của doanh nghiệp tại miền Trung, theo ông Đinh Văn Lộc, Giám đốc Vietdatravel (Đà Nẵng), khách quốc tế và nội địa theo đoàn của các công ty, nhóm gia đình muốn trải nghiệm nét đẹp hoang sơ, miền núi tại Pù Luông. Trong thời gian qua, các đơn vị lữ hành tại Đà Nẵng cũng đã tổ chức các đoàn đến Thanh Hóa như một điểm đến mới.

Chú thích ảnh

Các đội văn nghệ tại Pù Luông được thành lập với nhiều bản sắc văn hoá truyền thống phục vụ các đoàn khách.

Tuy nhiên, để thu hút khách từ khu vực miền Trung, ông Đinh Văn Lộc cho rằng, để thu thu hút khách tới xứ Thanh cần sớm khôi phục đường bay Đà Nẵng - Thanh Hóa; tổ chức các lễ hội đặc sắc như lễ hội ẩm thực của các dân tộc miền núi xứ Thanh; khuyến khích các nhà làm du lịch đầu tư thêm các điểm check-in đẹp; tổ chức các chương trình roadshow quảng bá về Thanh Hóa, cũng như Pù Luông tại các sự kiện lớn ở Đà Nẵng, như lễ hội pháo hoa hoặc Tuần lễ Thanh Hóa tại Đà Nẵng, nhằm giới thiệu văn hóa, con người, cuộc sống, và nghệ thuật độc đáo của vùng đất này.

Ông Phạm Hải Quỳnh, Viện trưởng Viện Phát triển Du lịch Châu Á nhận định: "Du lịch cộng đồng đã trở thành động lực phát triển kinh tế bền vững, mang lại lợi ích lớn cho các vùng nông thôn và miền núi. Đây không chỉ là cơ hội xóa đói giảm nghèo mà còn là cách bảo tồn văn hóa dân tộc và tạo dựng tương lai tươi sáng cho cộng đồng địa phương. Phát triển du lịch cộng đồng không chỉ giúp quảng bá nông sản địa phương mà còn thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm).  Sự kết hợp giữa bảo tồn, phát triển và đổi mới sẽ là chìa khóa để đưa du lịch cộng đồng của tại khu vực miền núi Thanh Hoá phát triển".



TOP

Powered by 789club tài xỉu @2013-2022 RSS sitemap HTMLsitemap

Copyright Powered by365建站 © 2013-2024