Dấu ấn tranh đốt gỗ của họa sỹ Ngô Văn Sắc
Cập Nhật:2025-01-22 15:51 Lượt Xem:64Những tác phẩm tranh đốt gỗ mang đậm dấu ấn văn hóa của hoạ sỹ Ngô Văn Sắc.
Lựa chọn cho mình một lối đi riêng trong sáng tạo nghệ thuật, họa sỹ Ngô Văn Sắc đã gây ấn tượng với công chúng trong và ngoài nước, bởi những tác phẩm nghệ thuật tranh đốt gỗ lạ và độc đáo của mình.
Đốt gỗ thành tranh
Bước chân vào không gian trưng bày triển lãm “Phương Đông xa xôi” của họa sỹ Ngô Văn Sắc tại Thăng Long Art Gallery, chị Thu Hằng, đến từ quận Đống Đa, Hà Nội không khỏi ngạc nhiên bởi vẻ đẹp độc, lạ của những tác phẩm tranh vẽ trên gỗ trưng bày tại đây. Khi biết những tác phẩm này được họa sỹ sáng tạo từ việc đốt gỗ, chị Thu Hằng vô cùng ngỡ ngàng. “Đây là lần đầu tiên tôi được nhìn thấy những tác phẩm mỹ thuật đẹp và độc đáo, đặc biệt, tôi càng ngạc nhiên hơn khi biết những bức tranh được này được sáng tạo từ việc đốt gỗ, đồng thời khâm phục họa sỹ bởi cái cách mà anh sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật rất đẹp này”, chị Thu Hằng chia sẻ.
Ở một góc khác, anh Thành Trung (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) lại vô cùng ấn tượng với những sản phẩm điêu khắc từ gỗ. Đó là tác phẩm “Dấn ấn cuối cùng”, được họa sỹ Ngô Văn Sắc sáng tạo thành một chiếc áo bào của hoàng đế. Đó cũng là tác phẩm “Chân trời rực rỡ” hay “Tiếng vọng”, được điêu khắc thành những bộ trang phục của hoàng hậu thời xưa… “Nhìn những đường nét mềm mại từ tác phẩm, khi ngắm từ xa, tôi thậm chí không hề nghĩ đó lại là một sản phẩm nghệ thuật từ điêu khắc gỗ”, anh Thành Trung chia sẻ.
Hoạ sỹ Ngô Văn Sắc với tác phẩm tranh đốt gỗ.
Họa sỹ Ngô Văn Sắc cho biết, ý tưởng sáng tạo chiếc áo long bào của vua, hay bộ trang phục hoàng hậu được anh lấy cảm hứng từ trang phục cung đình thời Nguyễn. Trong một chuyến đến thăm đại nội Huế, anh đã rất ấn tượng với những họa tiết, hoa văn và tạo hình trang phục cung đình mang đậm nét văn hóa truyền thống, từ đó anh có ý tưởng sử dụng một khối gỗ nguyên bản điêu khắc thành những bộ trang phục cung đình, tận dụng những vân gỗ trên tác phẩm, kết hợp với những chất liệu tổng hợp để tạo hoa văn, họa tiết độc đáo trên những tác phẩm đó.
Ngắm những tác phẩm tranh đốt gỗ của Ngô Văn Sắc, họa sỹ Trần Lãng chia sẻ, anh rất ấn tượng với những tác phẩm của họa sỹ Ngô Văn Sắc - những tác phẩm nghệ thuật có dấu ấn riêng, mang đến cho người xem cảm giác thị giác mới lạ, đầy chất nghệ thuật, với vẻ đẹp và sự độc đáo.
Theo nhà nghiên cứu và phê bình mỹ thuật Bùi Như Hương, các tác phẩm của Ngô Văn Sắc không chỉ đẹp, độc, lạ, mà khi ngắm kỹ từng tác phẩm, người xem sẽ cảm nhận được những dấu ấn văn hóa đậm đặc trong từng tác phẩm. Chủ đề chính trong tranh của Ngô Văn Sắc là câu chuyện về con người. Ngô Văn Sắc thích vẽ chân dung con người, con người từ cá nhân đến cộng đồng, từ quá khứ đến hiện tại. Trong rất nhiều tác phẩm của anh, công chúng nhìn thấy hình ảnh những người phụ nữ xưa trong những bộ trang phục truyền thống, đầu đội khăn vấn, mang vẻ đẹp thanh lịch nhưng cũng không kém phần đài các, kiêu sa của người phụ nữ Việt Nam. Trong số đó, có những bức chân dung các cô gái dân tộc miền núi được anh thể hiện một cách sinh động, với những khuôn mặt mang vẻ đẹp đặc trưng bản địa, mộc mạc sơ khai và thần thái tự nhiên.
“Một số bức chân dung được nghệ sỹ đẩy cao thành những chân dung mang tính văn hóa, lịch sử. Ở đó, có thể thấy rõ dấu vết của văn hóa và thời gian thông qua các yếu tố như: hoa văn cổ, họa tiết cổ, ký tự cổ, trang phục cổ... rồi làng mạc, phố cổ, những hình ảnh chân thực lịch sử được họa sỹ chủ động đưa thêm vào bố cục tranh. Tất cả cộng hưởng, tạo nên một tiếng vọng của lịch sử, tiếng vọng của văn hóa cội nguồn”, nhà nghiên cứu và phê bình mỹ thuật Bùi Như Hương nhận xét.
Sáng tạo không e ngại
Hoạ sỹ Ngô Văn Sắc với trang phục hoàng hậu điêu khắc từ gỗ.
Họa sỹ Ngô Văn Sắc sinh năm 1980 tại Hà Nội trong một gia đình có truyền thống làm nghệ thuật. Anh tốt nghiệp Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 2004. Ngay từ khi còn là sinh viên mỹ thuật, Ngô Văn Sắc đã thích khám phá, tìm tòi và thử nghiệm thực hành các tác phẩm mỹ thuật trên nhiều chất liệu khác nhau như: vẽ sơn dầu, vẽ lụa, in ấn đồ họa, làm gốm, đôi khi kết hợp cả sắt,tải 789 club gỗ, nhựa… Trong hành trình sáng tạo không ngừng nghỉ ấy, anh đã vô tình tìm được cho mình một hướng đi riêng, đó là sáng tạo các tác phẩm tranh của mình bằng cách đốt gỗ.
Chia sẻ cơ duyên đưa anh đến với tranh đốt gỗ, họa sỹ Ngô Văn Sắc kể, vốn thích vẻ mộc mạc của gỗ, nên anh thường sáng tạo tác phẩm của mình trên chất liệu này. Trong quá trình đốt bỏ những những bức tranh khắc gỗ không ưng ý, anh tình cờ phát hiện, khi lửa cháy sém vào các vân gỗ, đã tạo ra những hiệu ứng màu rất lạ mắt. Phát hiện thú vị này khiến anh nảy ra ý tưởng, có thể dùng lửa để tạo ra màu đậm tự nhiên của vân gỗ. Và thế là anh bắt tay ngay vào thử nghiệm. Trải qua một hành trình dài tìm tòi và sáng tạo không ngừng nghỉ, anh đã thành công tạo ra được những bức tranh đặc biệt, với những mảng màu đậm nhạt khác nhau được tạo hành thông qua việc khò lửa đốt gỗ.
Họa sỹ Ngô Văn Sắc quan niệm, sáng tạo nghệ thuật là “không e ngại”. Để hoàn thành một bức tranh đốt gỗ, anh phải trải qua nhiều công đoạn. Từ việc phác thảo, đến chọn gỗ, ghép gỗ, rồi thực hiện tác phẩm thông qua việc đốt gỗ… Điều thú vị nhất đối với anh là trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, rất nhiều lần ngẫu nhiên, anh tìm thấy được hiệu quả hiệu ứng thị giác rất thú vị. Đó là trong quá trình khò lửa, những vân gỗ luôn thay đổi và đôi khi chúng hiện lên khá bất ngờ, tạo nên sự cuốn hút và hấp dẫn đặc biệt với nghệ sỹ trong quá trình sáng tác nghệ thuật. “Với tôi, mỗi vân gỗ, mỗi thớ gỗ là một câu chuyện riêng của tự nhiên luôn thay đổi, phong phú và bất ngờ trong quá trình hoàn thiện tác phẩm. Thật thú vị để kết hợp những mảnh ghép và vật liệu thiên nhiên đó để khắc họa và kể các câu chuyện của con người”, họa sỹ Ngô Văn Sắc chia sẻ.
Nhà nghiên cứu và phê bình mỹ thuật Bùi Như Hương đánh giá: Ngô Văn Sắc là một trong những gương mặt nghệ sỹ trẻ đương đại nổi bật, đang gây sự chú ý hiện nay ở mỹ thuật Việt Nam. Sự nổi bật này có lẽ do anh đã tự khai mở một con đường riêng, táo bạo, đầy thách thức, đó là vẽ và sáng tác trên chất liệu gỗ bằng cách khò lửa. Theo bà Bùi Như Hương, việc Ngô Văn Sắc vẽ trên gỗ bằng cách khò lửa, sử dụng đa phương tiện, đa chất liệu, đa không gian, đa ẩn dụ... tất cả tạo cho anh một tiếng nói nghệ thuật riêng biệt, một tính cách đương đại độc đáo, cùng một vùng mỹ cảm mới lạ chưa ai chạm tới.
“Nhìn cách Ngô Văn Sắc “khò lửa trên gỗ”, mới thấy anh có một bàn tay ‘phù thủy’ kỳ tài. Bằng sự lướt bút điêu luyện, chính xác và che chắn lửa khéo léo, mẫn cảm, anh có thể điều chỉnh độ dày - mỏng, đậm nhạt tùy ý của nét vẽ, để đạt tới sự “truyền thần” sống động của chân dung, tới sự tinh tế vân vi nơi bờ môi, khóe mắt”, bà Bùi Như Hương nói.
Theo sử gia nghệ thuật Cristina Nualart, các tác phẩm của Ngô Văn Sắc vừa thể hiện rõ sự dày công và cẩn trọng của người nghệ sỹ, vừa là những thành quả đầy bất ngờ và hấp dẫn của các thử nghiệm nghệ thuật. “Ngô Văn Sắc rất bản lĩnh trong việc xây dựng một cách tiếp cận riêng đối với các chất liệu tự nhiên. Quá trình sáng tạo của anh đòi hỏi một sự hoạch định kỹ lưỡng, nhưng các tác phẩm của anh luôn tránh được sự bão hòa về thị giác, nhờ việc sử dụng các màu sắc và chất liệu tối giản”, sử gia nghệ thuật Cristina Nualart đánh giá.
Giám đốc Thăng Long Art Gallery Nguyễn Đình Quang chia sẻ, trong suốt hơn 15 năm đồng hành cùng nghệ sỹ Ngô Văn Sắc, ông chưa bao giờ hết ấn tượng trước tài năng và sức sáng tạo nghệ thuật không ngừng nghỉ của anh. Triển lãm lần này không chỉ là một triển lãm về tranh đốt gỗ, mà còn là một dịp để người xem được thấy họa sỹ thể hiện các tác phẩm trên đa chất liệu như vẽ sơn dầu, in ấn và điêu khắc… với một cách nhìn rất rộng mở, đương đại.
Khi được hỏi về dự định cho tương lai, họa sỹ Ngô Văn Sắc cho biết, hiện anh đang dành sự ưu tiên cho việc tập trung và toàn tâm toàn ý cho sáng tác với mong muốn ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn. “Với tôi, tác phẩm đẹp nhất, hoàn hảo nhất luôn là tác phẩm mà tôi dự định làm trong tương lai. Tôi muốn kể cho người xem những câu chuyện nghệ thuật hoàn thiện hơn thông qua các tác phẩm của mình”, họa sỹ Ngô Văn Sắc chia sẻ.