Khám phá ‘thiên nhiên trong tầm mắt’ tại các bản làng du lịch cộng đồng
Cập Nhật:2025-01-22 15:27 Lượt Xem:178Tâm huyết với các dự án thúc đẩy du lịch Tây Bắc, đặc biệt tại huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La), bà Đinh Thị Huyền, Giám đốc Trung tâm Hợp tác phát triển Tây Bắc cho biết, huyện Vân Hồ được đánh giá là một trong những điểm đến có thiên nhiên và văn hóa đặc sắc.
Du khách đến với huyện Vân Hồ có nhiều lựa chọn khác nhau, từ các trải nghiệm thiên nhiên đến các trải nghiệm về văn hóa, như thác Nàng Tiên; các bản làng của người Mông ở Chiềng Đi, Hua Tạt, các bản của người Thái ở Chiềng Yên với nhiều nét văn hóa đặc sắc; bản Phụ Mẫu gắn liền với tài nguyên suối nước nóng; làng du lịch cộng đồng như bản Bướt gắn câu chuyện bảo vệ rừng và suối cá... Người dân nơi đây có nền văn hóa đa dạng, hình thành nên các làng du lịch, đặc trưng của hai nhóm dân tộc Mông, Thái.
Mô hình “Làng nông nghiệp di sản” tại bản Bướt, kết hợp hài hòa giữa canh tác nông nghiệp sinh thái và du lịch trải nghiệm.
Ẩn mình giữa thung lũng được bao bọc bởi những dãy núi hùng vĩ ở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, bản Bướt không chỉ mang vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ, mà còn là nơi sinh sống lâu đời của 58 hộ dân người Thái. Trong khu vực có 400 ha rừng phòng hộ nguyên sinh, bản Bướt hội tụ những giá trị thiên nhiên và văn hóa đặc sắc. Hệ sinh thái ở đây đa dạng với rừng già, suối và đồng ruộng, tạo nên môi trường sống cho nhiều loại động thực vật quý hiếm. Đặc biệt, địa phương có suối cá tự nhiên, thác Bằng Đồng, thác Tạt Nàng, mỏ nước nóng tự nhiên và hệ thống hang động kỳ bí...
Những bảng chữ gỗ cung cấp thêm thông tin về bản Bướt cho du khách.
Mặc dù diện tích đất nông nghiệp nhỏ hẹp, nhưng người dân vẫn gìn giữ phương pháp canh tác truyền thống, sử dụng công cụ thủ công, phân bón hữu cơ và hệ thống thủy lợi tự nhiên, sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp sạch. Điều này cũng tạo tiền đề cho sự ra đời mô hình “Làng nông nghiệp di sản”, sự kết hợp hài hòa giữa canh tác nông nghiệp sinh thái và du lịch trải nghiệm.
Đến bản Bướt, du khách được sống gần gũi với thiên nhiên, được khám phá “triển lãm thiên nhiên trong tầm mắt”. Nhưng đó không đơn thuần là những bức tranh, bức ảnh màu sắc ghi lại những khoảnh khắc đẹp, được đặt trong không gian trưng bày. Tại đây, mỗi vị khách sẽ dùng chính những giác quan của mình để giao cảm với thiên nhiên, để chụp và lưu lại những hình ảnh đẹp trong trí óc của mình.
Du khách trải nghiệm các công đoạn làm bánh giầy tại bản Bướt.
Đó là trò chơi "Nhắm mắt thấy mây trời", đoán các chất liệu gắn bó mật thiết với đời sống hàng ngày của người Thái qua xúc giác; câu chuyện bản Bướt làm nông nghiệp sinh thái; không gian nhà truyền thống của người Thái, không gian dệt vải, giã bánh dày dưới âm thanh du dương của các nhạc cụ dân tộc; câu chuyện về suối cá tự nhiên; tiệc trà ở Thung lũng Bướt…
Suối cá tự nhiên tại bản Bướt được người dân nơi đây bảo vệ, giữ gìn qua nhiều thế hệ.
Hiện nay, người dân bản Bướt vẫn nâng niu, lưu giữ nét văn hóa truyền thống độc đáo đặc trưng của dân tộc Thái: Kiến trúc nhà sàn, trang phục, ẩm thực và lễ hội, những tri thức bản địa phong phú về nông nghiệp, lâm nghiệp, y học cổ truyền lâu đời…
Trải nghiệm mới lạ, gần gũi với đời sống của bà con dân tộc Thái.
Bà Maija Helena Seppala, Tham tán công sứ, Đại sứ quán nước Cộng hòa Phần Lan tại Việt Nam
Bà Maija Helena Seppala, Tham tán công sứ, Đại sứ quán nước Cộng hòa Phần Lan tại Việt Nam (hỗ trợ trợ kinh phí cho dự án “Bảo tồn hệ thống cảnh quan trong phát triển du lịch sinh thái cho cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam”) chia sẻ: “Bản Bướt là một nơi tuyệt đẹp. Tôi rất vui khi được đến thăm ngôi làng truyền thống, bao quanh bởi những ngọn núi và một con suối dài, với những khung cảnh đặc biệt. Tôi cũng có cơ hội khám phá lối sống địa phương của các dân tộc thiểu số. Tôi ấn tượng với nơi này”.
Lần thứ ba đến Vân Hồ, trải nghiệm bản du lịch cộng đồng và trực tiếp tham gia các trò chơi, anh Tuấn Anh, CC Foundation (một tổ chức hỗ trợ tài chính cho các sáng kiến, dự án phát triển cộng đồng bền vững) không tiếc lời khen: “Lần đầu tiên tôi được cảm nhận bằng chân trần những vật liệu khác nhau trong cuộc sống hàng ngày của bà con. Hoang sơ, thân thiện là những điều tôi cảm nhận được khi đến đây. Thông thường phải mất 7 - 8 tiếng, chúng tôi phải đi đến những vùng xa xôi, nhưng đến bản Bướt chỉ mất hơn 3 tiếng đi xe gần quốc lộ, chúng tôi có thể trải nghiệm cuộc sống yên bình, gần gũi thiên nhiên…”.
Video trải nghiệm các hoạt động tại bản Hua Tạt (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La)
Tại bản du lịch cộng đồng Hua Tạt, Chiềng Đi (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La), du khách có cơ hội đắm chìm trong không gian văn hoá của người Mông như: Vẽ sáp ong, cách sử dụng chất liệu thiên nhiên tạo nên các hoa văn, màu sắc rực rỡ trên quần áo, làm giấy dó hay trải nghiệm các trò chơi dân gian như: Tulu, ném pao,789club tài xỉu thậm chí được tận mắt chứng kiến một trận đấu Tu lu gay cấn của các chàng trai bản.
Anh Nguyễn Quang Kiên (Du khách đến từ Mộc Châu) bày tỏ: “Quê tôi ở Mộc Châu, nhưng đây là lần đầu tiên tôi tham gia một trải nghiệm làm giấy dó, bà con nơ đây vẫn giữ được những nét đặc trưng văn hóa. Tôi cũng quay lại những thước phim để có thể chia sẻ với bạn bè, người thân...”.
Bức tranh "thiên nhiên" làm từ giấy dó của dân tộc Mông tại bản Hua Tạt.
Chị Nguyễn Thị Hậu (Hướng dẫn viên du lịch, Hà Nội) học cách vẽ hoa văn trang trí bằng sáp ong.
Chị Nguyễn Thị Hậu (Hướng dẫn viên du lịch, Hà Nội) cũng ấn tượng với những trò chơi, nét văn hóa nơi đây: “Tôi được chơi trò Tu lu, thật thú vị và chỉ khoảng 30 phút, tôi đã hiểu được các công đoạn làm giấy dó từ cây tre và hoàn thiện một bức tranh...”.
Hoạt động trải nghiệm giã bánh giầy truyền thống tại chợ Chiềng Đi 1.
Những gian hàng bán sản phẩm của bà con vùng cao thu hút du khách.
Một “đặc sản” vùng cao cũng thu hút du khách khi du lịch vùng cao đó là “la cà” trong những khu chợ phiên. Đến huyện Vân Hồ, du khách có thể trải nghiệm giã bánh dày của đồng bào Mông; say sưa trong các điệu múa chuông của dân tộc Dao và nhảy tha khềnh của dân tộc Mông; thưởng thức những món ăn dân tộc… tại chợ phiên Chiềng Đi 1 (họp vào tối thứ 7 hàng tuần). Đồng thời, mua sắm các sản phẩm đồ thủ công, thổ cẩm, nông sản do chính người dân tại bản sản xuất.
Du khách hòa mình cùng những điệu múa của dân tộc Thái.
Lần đầu khám phá chợ phiên Chiềng Đi, chị Thùy Linh (24 tuổi, Du khách đến từ Hà Nội) chia sẻ: “Phiên chợ thú vị, nhiều trải nghiệm hay; tôi được xem những điệu múa của người Mông, hoạt động giã bánh chày, đánh lông gà… Đây là những trải nghiệm đáng nhớ trong cuộc đời tôi”.
“Đánh thức” du lịch Vân Hồ
Trước đây, bà con tại bản Bướt, bản Hua Tạt, Chiềng Đi, đặc biệt là phụ nữ chỉ biết làm nương rẫy, dệt vải, chăm sóc gia đình... nhưng giờ đây, họ đã biết cách làm du lịch “chuyên nghiệp” dựa trên tài nguyên bản địa. Họ niềm nở đón khách, dùng chính những câu chuyện văn hoá đời thường, những điệu múa truyền thống để kết nối, giao lưu cùng những vị khách xa lạ, đặc biệt họ cũng tự tin dùng tiếng Anh khi đón tiếp những vị khách quốc tế…
Chị Hà Thị Ánh, người dân tại bản Bướt (xã Chiềng yên, huyện Vân Hồ).
Những ngày có khách ghé thăm, chị Hà Thị Ánh, người dân tại bản Bướt (xã Chiềng yên, huyện Vân Hồ) dậy từ 5 giờ sáng, lo toan việc nhà và chuẩn bị những không gian trải nghiệm, tập múa hát những điệu múa dân tộc Thái, hỗ trợ đón du khách. Xong xuôi, chị lại trở về công việc làm nông của mình, nhiều công việc, “chạy ngược xuôi” nhưng nụ cười luôn rạng rỡ trên môi.
“Tôi cảm thấy vui, hào hứng khi có khách du lịch lên bản, thu nhập tốt hơn, nhiều du khách cũng mua ủng hộ nông sản giúp bà con…”, chị Hà Thị Ánh nói.
Mô hình “Làng nông nghiệp di sản” tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương, tạo việc làm trực tiếp trong các hoạt động du lịch và nông nghiệp. Thu nhập bình quân của người dân tham gia mô hình tăng 30% so với trước đây.Các hộ gia đình tham gia hợp tác xã Đồng Rừng có thu nhập ổn định khoảng 60 triệu/năm. Các hộ gia đình thành viên hợp tác xã được chia lợi nhuận trong 3 năm liên tiếp, mỗi năm hơn 10 triệu đồng. Đặc biệt, mô hình đã tạo ra thị trường tiêu thụ nông sản tại chỗ, giúp người dân có thể bán sản phẩm trực tiếp cho khách du lịch, thay vì chỉ sản xuất để tiêu dùng trong gia đình như trước.Gian hàng nông sản địa phương.
Sau nhiều năm gắn bó, dành tâm huyết hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số phát triển du lịch, bà Đinh Thị Huyền, Giám đốc Trung tâm Hợp tác phát triển Tây Bắc mong muốn thiết lập sự hợp tác chặt chẽ giữa các làng dân tộc khác nhau của huyện Vân Hồ để tạo ra mạng lưới kết nối giữa các làng du lịch.
Bà Đinh Thị Huyền, Giám đốc Trung tâm Hợp tác phát triển Tây Bắc chia sẻ tâm tư phát triển du lịch bền vững.
“Hiện tại, chúng tôi tập trung khai thác những điểm mạnh của từng ngôi làng để kết nối, giúp họ tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng. Chẳng hạn, bản Hua Tạt hơn chục năm làm du lịch, người dân bản địa có những kỹ năng thực hiện dịch vụ lưu trú, ăn nghỉ tốt. Tuy nhiên tại đây, các hoạt động trải nghiệm thiên nhiên chưa sinh động. Chúng tôi nhìn thấy tiềm năng tại các bản khác như bản Bướt, Phụ Mẫu trong hệ sinh thái huyện Vân Hồ… hoàn toàn có thể phát triển thêm các dịch vụ, hoạt động trải nghiệm đặc sắc để phục vụ cho du khách và điểm nghỉ chân có thể ở bản Hua Tạt, bản Chiềng Đi, thậm chí là các khu vực lân cận Mai Châu, Mộc Châu”, bà Đinh Thị Huyền chia sẻ.
Các bản làng dân tộc thiểu số làm tốt du lịch, nhưng vẫn giữ được những giá trị truyền thống, nét đặc trưng riêng biệt. Bởi khi làm du lịch điều mọi người quan tâm là làm thế nào để thu hút khách, vô tình quên trách nhiệm bảo vệ hệ thống cảnh quan thiên nhiên đặc trưng của cộng đồng. Khi phát triển du lịch bền vững, yếu tố thu hút khách nhất là nét đặc trưng về văn hóa của một cộng đồng...