789club tài xỉu
202501-22

Hành trình gian truân bảo vệ ngân hàng hạt giống đầu tiên trên thế giới - Kỳ 2

Cập Nhật:2025-01-22 15:12    Lượt Xem:73

Kỳ 2: Leningrad trong vòng vây của phát xít Đức

Chú thích ảnh

Binh lính kéo xe tăng trên đường ở Leningrad tháng 1/1941. Ảnh: Sputnik

Âm mưu thâm độc của phát xít Đức

Hitler từ lâu coi Leningrad là mục tiêu chính khi xâm lược Liên Xô. Nơi đây là căn cứ của Hạm đội Baltic. Hơn 600 nhà máy của Leningrad khiến thành phố này chỉ đứng sau Moskva về sản lượng công nghiệp.

Ước tính Đức quốc xã đã thả khoảng 75.000 quả bom xuống Leningrad trong suốt quá trình bao vây. Hỏa lực của Đức quốc xã đã giết hoặc làm bị thương khoảng 50.000 người dân, nhưng vấn đề nghiêm trọng nhất của Leningrad là thiếu lương thực. Khoảng 600.000 người đã được sơ tán trước khi quân Đức siết chặt gọng kìm kiểm soát thành phố, tuy nhiên, vẫn còn khoảng 2,5 triệu người ở lại. Trong mùa Đông giá lạnh năm 1941-1942, Leningrad chao đảo bởi nạn đói khủng khiếp, cướp đi sinh mạng 100.000 người mỗi tháng.

Tại Berlin, Hitler đã nói với tham mưu trưởng quân đội phát xít Đức rằng, không chỉ dừng lại ở việc tấn công, cần phải biến Leningrad trở thành "nơi không thể sống được". Phát xít Đức muốn san phẳng thành phố để xóa bỏ trung tâm biểu tượng của chủ nghĩa Bolshevik và chủ nghĩa dân tộc. Chúng còn âm mưu tìm cách để giảm dân số ở Leningrad. Kế hoạch rất thâm độc: bao vây thành phố và khiến dân chúng chết đói để khuất phục.

Vào cuối tháng 8/1941, Ivanov nhận tin rằng Viện Thực vật sẽ được đưa vào danh sách cuối cùng các doanh nghiệp và viện công nghiệp sơ tán khỏi thành phố. Khoảng 100 nhân viên của viện và gia đình họ sẽ được đưa bằng tàu hỏa cùng với bộ sưu tập hạt giống đến một thị trấn nhỏ ở trung tâm Urals.Tuy nhiên, họ chỉ được phân bổ hai toa tàu tiêu chuẩn và một toa hàng. Các nhân viên cảm thấy thất vọng, toa tàu chỉ cung cấp đủ chỗ để di tản một phần trong số 120 tấn hạt giống của viện. Để tăng số lượng hạt giống có thể di tản, nhóm đã đưa ra kế hoạch: mỗi hành khách mang theo gần 2 kg 100 loại hạt giống khác nhau trong hành lý xách tay của mình.

Sáng 25/8/1941, Ivanov và một số nhân viên khác chọn ở lại Leningrad, họ chào tạm biệt những người sơ tán. Tuyến đường sắt Moskva-Leningrad đã bị chặn, vì vậy tất cả các chuyến tàu đã được chuyển hướng về phía Đông, qua thị trấn Mga. Các nhà thực vật học cảm thấy toa tàu lắc lư khi người lái tàu hỏa thỉnh thoảng tăng tốc rồi phanh lại không rõ lý do, trong quá trình đi theo sông Neva về phía Đông. Ngoại ô Leningrad đã mang những vết sẹo của chiến tranh với hố bom ở hai bên đường ray, đường dây điện báo đứt, đất cháy xém bởi thuốc nổ,789club tài xỉu cây cối gãy đổ và bật gốc.

Ngày 30/8/1941, Đức quốc xã chiếm được Mga và chặn tuyến đường sắt cuối cùng từ Leningrad. Đến bình minh, đoàn tàu chở người của Viện Thực vật bị đánh thức bởi một cú giật mạnh. Một số hành khách rời toa tàu và đi dọc theo đường ray về phía đầu tàu để tìm hiểu nguyên nhân. Ở đó, họ phát hiện một trung sĩ Hồng quân Liên Xô bị thương, đang nói chuyện với người lái tàu. Quân nhân này thông báo: “Quân Đức Quốc xã đã chiếm Mga. Đường ray bị chặn rồi. Hãy quay lại và đưa chúng tôi đi cùng”.

Cuộc di tản thất bại. Các nhân viên của Viện Thực vật và gia đình họ trở lại Leningrad.

Bảo vệ hạt giống khỏi bom

Chú thích ảnh

Bên trong Viện thực vật tại Leningrad. Ảnh: Viện Công nghiệp Thực vật Nga

Vào đầu tháng 9/1941, quân đội của Hitler bắt đầu pháo kích và ném bom Leningrad. Vào ban đêm, máy bay Đức quốc xã sẽ thả pháo sáng làm sáng bừng mái nhà của Viện thực vật và các tòa nhà khác xung quanh Quảng trường St Isaac. Ngay sau đó, loạt máy bay ném bom bổ nhào Junker sẽ tiến về phía ánh sáng.

Khi nhận thấy tấn công sắp xảy ra, người quản lý trực tại Viện thực vật sẽ mở sổ ghi chép, sẵn sàng ghi lại thời gian. Bất cứ khi nào một quả bom cháy rơi xuống mái nhà của viện, bốn nhân viên túc trực sẽ lập tức chạy ra ngoài. Họ dùng kìm tóm lấy quả bom và ném nó xuống sân bên dưới, nơi một nhân viên khác đang trực bên cạnh đống cát. Người đồng nghiệp ở mặt đất sẽ lăn bom qua sân và chôn nó trong cát. Quả bom sau đó sôi sục trong cát.

Nhân viên Viện thực vật đã tỉ mỉ ghi lại các cuộc tấn công, có thể kéo dài tới 18 giờ một lần, trong sổ ghi chép. Tổng cộng, 108 quả bom cháy đã rơi xuống mái ngân hàng hạt giống. Ném bom và pháo kích không ngớt đã gây căng thẳng tâm lý nghiêm trọng cho nhân viên của Viện Thực vật. Một số người trong số họ bắt đầu lung lay về việc bảo vệ bộ sưu tập hạt giống khi rất nhiều sinh mạng con người đang bị đe dọa.

Sau một cuộc đột kích đặc biệt dữ dội, một nhân viên đã cầu xin Ivanov phá hủy bộ sưu tập, các bài nghiên cứu và kho lưu trữ để ngăn chúng rơi vào tay kẻ thù. Tuy nhiên, những người còn lại trong viện đã không đồng tình với đề xuất này.

Và các nhà khoa học tại Viện thực vật tiếp tục kiên cường vượt qua những ngày tháng khó khăn bởi nạn đói và nguy hiểm để bảo vệ bộ sưu tập hạt giống, đến khi Leningrad được giải phóng. Phải đến 1/1944, Hồng quân Liên Xô chấm dứt cuộc bao vây kéo dài gần 900 ngày của phát xít Đức ở thành phố Leningrad.

Đón đọc Kỳ cuối: Đại nạn chuột và cái đói chết chóc



TOP

Powered by 789club tài xỉu @2013-2022 RSS sitemap HTMLsitemap

Copyright Powered by365建站 © 2013-2024