HLV Kluivert có nhiều lợi thế khi nhận ghế HLV trưởng Indonesia - Ảnh: UEFA
Sau nhiều đồn đoán, cựu tiền đạo lừng lẫy một thời của bóng đá Hà Lan đã chính thức nhận ghế HLV trưởng tuyển Indonesia.
Chuyện quen thuộc của bóng đá châu Á2 thập niên qua, hàng loạt đội tuyển quốc gia các vùng Tây Á, Đông Á đã quen với chuyện trải thảm đỏ, để rồi sau đó sa thải các HLV tên tuổi của bóng đá châu Âu.
Có thể kể ra những cái tên nổi bật như Jurgen Klinsmann, Paulo Bento, Uli Stielike (tuyển Hàn Quốc), Zico, Alberto Zaccheroni, Vahid Halilhodzic (Nhật Bản), Antonio Pizzi, Jollibee777 games Roberto Mancini (Saudi Arabia), QQJILI Casino Marcelo Lippi, 58jili login Download Antonio Camacho (Trung Quốc), Jili Ludo Milovan Rajevac,Sg777 buzz Winfried Shaefer (Thái Lan)…
Không phải tất cả những cái tên kể trên đều bị sa thải. Chẳng hạn ông Lippi đã chủ động từ chức sau những kết quả tệ hại kéo dài của tuyển Trung Quốc. Zico và Zaccheroni đều đưa Nhật Bản đến những thành công nhất định. Nhưng sau cùng họ đều ra đi với tâm thế chẳng mấy vui vẻ vì đủ thứ lý do khác nhau.
Klinsmann được xem là trường hợp điển hình mà các nền bóng đá châu Á "cạch tới già" khi muốn mời về những ngôi sao tên tuổi. Cựu danh thủ người Đức dành khá nhiều thời gian cho cuộc sống gia đình ở Mỹ. Ông làm việc hời hợt, thiếu đầu tư, thiếu ý tưởng… Thậm chí ngay cả sau những thất bại, trông Klinsmann cũng chẳng mấy bận tâm. Kết quả là Klinsmann bị sa thải sau 1 năm.
Với Stielike, đây lại là một trường hợp đặc biệt khác, mà chính HLV Shin Tae Yong sau khi bị Indonesia sa thải có lẽ mới dần thấm thía. 10 năm trước, ông Shin là trợ lý cho HLV Stielike ở tuyển Hàn Quốc.
HLV Stielike sở hữu một lý lịch huy hoàng thời còn là cầu thủ, khi thành công trong màu áo của Real Madrid, Monchengladbach lẫn tuyển Đức. Sau 3 năm, tỉ lệ chiến thắng của ông Stielike ở tuyển Hàn Quốc là 68,4% - cao áp đảo so với nhiều đời HLV trước đó. Nhưng khi đội nhà gặp một vài kết quả bất lợi, ông Stielike vẫn bị sa thải chóng vánh.
Một cuộc phong ba đã diễn ra trước và sau đó, khi ông Stielike và ông Shin thi nhau lên truyền thông chỉ trích đối phương. Stielike tin rằng mình đã bị "đâm sau lưng" bởi vị trợ lý người Hàn Quốc.
Muôn hình vạn trạng những thách thứcKhông ồn ào như phía Hàn Quốc, các HLV ngôi sao của Nhật Bản rời đội một cách êm thắm hơn nhiều. Cả Zico lẫn Zaccheroni đều mang đến thành công nhất định cho tuyển Nhật. Họ chỉ rời đội sau những nhiệm kỳ khá lâu (4 năm) đi kèm với ít nhiều danh hiệu.
Lý do cho những cuộc chia tay nằm ở sự không phù hợp về chiến thuật. Với Zico, tuyển Nhật bị xem là "quá lãng mạn, ngây thơ" khi chơi theo kiểu Brazil. Còn với Zaccheroni, một nhà truyền giáo bóng đá kiểu Ý, tuyển Nhật lại chơi khá nhàm chán.
Với Lippi hay Camacho, tên tuổi của họ không đủ khỏa lấp sự yếu kém trình độ của các cầu thủ Trung Quốc. Với Zico hay Zaccheroni, họ bị lỗi thời khi áp dụng một cách cứng nhắc phong cách không phù hợp cho bóng đá Nhật Bản. Còn Stielike không thể hòa nhập nổi với cung cách làm việc kiểu Hàn Quốc, với những vấn đề hậu trường và xung đột trong đội bóng.
Patrick Kluivert sẽ rơi vào diện nào trong số những trường hợp kể trên? Trường hợp nào cũng có thể. Nhưng mặt khác, Kluivert cũng sở hữu một lợi thế mà toàn bộ những đồng nghiệp tên tuổi của ông không có được khi đến châu Á làm việc. Đó là yếu tố… quê hương.
Cuộc nhập tịch ồ ạt đã khiến tuyển Indonesia giờ đây bị "Hà Lan hóa" một cách toàn diện. Ít nhất 12 tuyển thủ của Indonesia hiện tại (nếu họ triệu tập đủ đội hình mạnh nhất) sinh trưởng cũng như có dòng máu Hà Lan. Họ gần giống như một đội bóng dự bị của Hà Lan và tạo nên tiền lệ chưa từng có trong lịch sử bóng đá châu Á.
Sự nghiệp của Kluiivert liệu sẽ hòa tan trong dòng tên tuổi những chiến lược gia ngôi sao đến châu Á làm việc, hay sẽ nổi bật lên với hoàn cảnh độc nhất vô nhị? Hãy cùng chờ xem!