Khoảng 340.000 người đã tử vong vào năm 2020 do bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim liên quan đến đồ uống có đường - Ảnh: Prevention
Theo Prevention, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Medicine đã phân tích dữ liệu toàn cầu về đồ uống có đường được tiêu thụ trên khắp thế giới, từ cả các nghiên cứu quan sát và thử nghiệm ngẫu nhiên, cũng như tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch, cho thấy số ca tử vong cao do thức uống này.
Tỉ lệ ca tử vong cao do đồ uống có đườngTrên quy mô toàn cầu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng có 2,2 triệu ca mắc mới bệnh tiểu đường tuýp 2 và 1,2 triệu ca mắc mới bệnh tim vào năm 2020 có liên quan đến đồ uống có đường, chiếm khoảng 1/10 số ca mắc mới bệnh tiểu đường tuýp 2 và 1/30 số ca mắc mới bệnh tim.
Họ cũng ước tính rằng có khoảng 340.000 người đã tử vong vào năm 2020 do bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim liên quan đến đồ uống có đường.
Vấn đề đặc biệt nghiêm trọng ở khu vực Mỹ Latin và Caribe, nơi có số ca bệnh tim liên quan đến đồ uống cao nhất, và châu Phi cận Sahara, nơi có số ca bệnh tiểu đường tuýp 2 nhiều nhất. Nghiên cứu cũng xem xét nhân khẩu học của những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đồ uống có đường, cụ thể là nam giới trẻ tuổi có trình độ học vấn cao sống ở khu vực thành thị.
Các loại đồ uống có đường, free jili games hay còn gọi là đồ uống có đường bổ sung bao gồm nước ngọt có gas, Z25 jili withdrawal nước trái cây pha, SG777 Download App nước tăng lực, Fb888 login nước chanh,golden joker jili và các loại đồ uống truyền thống như aguas frescas, theo lời bác sĩ Adedapo Iluyomade, chuyên gia tim mạch dự phòng tại Viện Tim mạch & Mạch máu Baptist Health Miami.
"Điều quan trọng là nước ép trái cây 100%, đồ uống có chất tạo ngọt nhân tạo, và sữa có đường thường được loại trừ khỏi định nghĩa này".
Bác sĩ Iluyomade giải thích rằng đồ uống có đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch thông qua cả cơ chế trực tiếp và gián tiếp.
"Việc hấp thụ nhanh lượng đường ở dạng lỏng khiến đường huyết tăng vọt và insulin tăng đột biến, dẫn đến tích tụ mỡ nội tạng và kháng insulin", ông nói. Theo thời gian, những thay đổi này có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa, huyết áp cao, cholesterol cao, và viêm mãn tính - những yếu tố chính gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim.
Đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơnĐỌC NGAYBà Melissa Prest, chuyên gia dinh dưỡng và là phát ngôn viên quốc gia của Academy of Nutrition and Dietetics, cho biết việc tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung cũng gây mất cân bằng trong chế độ ăn, dẫn đến tăng cân và những thay đổi tiêu cực cho sức khỏe.
"Bất kỳ loại đường bổ sung nào trong chế độ ăn, dù đến từ thực phẩm hay đồ uống, đều nên được hạn chế", bà nói. Lý tưởng nhất là chúng ta nên chọn nước lọc hoặc đồ uống không có calo thay vì đồ uống có đường.
Bác sĩ Iluyomade đồng tình, giải thích rằng vì mối liên hệ chặt chẽ giữa đồ uống có đường và các kết quả sức khỏe tiêu cực, nên giới hạn việc tiêu thụ chúng ở mức thỉnh thoảng.
"Đối với hầu hết mọi người, nên uống ít hơn một lần mỗi tuần", ông nói thêm rằng việc tiêu thụ hằng ngày hoặc thường xuyên là không được khuyến khích.
Gây ra gánh nặng đáng kểĐiều quan trọng cần nhớ là phân tích trong nghiên cứu này mang tính chất quan sát. Do đó, các nhà nghiên cứu không thể khẳng định rằng đồ uống có đường là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim. Họ chỉ có thể ước tính mức độ ảnh hưởng lớn hơn.
Mặc dù có nhiều yếu tố dẫn đến chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch, nghiên cứu này nhấn mạnh gánh nặng đáng kể liên quan đến việc uống nhiều đồ uống có đường.
"Những phát hiện này nhấn mạnh sự cần thiết cấp bách của các biện pháp y tế công cộng nhằm giảm tiêu thụ đồ uống có đường, đặc biệt ở các khu vực và nhóm dân số có gánh nặng bệnh tật cao nhất như ở Mỹ", bác sĩ Iluyomade cho biết.
Ngoài những rủi ro chuyển hóa trực tiếp, đồ uống có đường thường thay thế các lựa chọn ăn uống lành mạnh hơn, làm trầm trọng thêm tác động tiêu cực của chúng, ông lưu ý.
Nếu bạn đang tìm cách cắt giảm lượng đường và đồ uống có đường, bà Prest khuyên nên bắt đầu bằng cách "cắt giảm từ 1 - 2 loại đồ uống có đường mỗi ngày hoặc mỗi tuần và chọn các giải pháp thay thế thông minh như nước có gas không đường kết hợp với trái cây tươi vắt".